Rằm tháng 7 là ngày gì?
Vào ngày rằm tháng 7 (tức 15/7 Âm lịch) được gọi là ngày lễ Vu Lan và lễ Xá Tội Vong Nhân. Đây là dịp mà con cháu chúng ta thể hiện lòng hiểu thảo đến với cha mẹ, ông bà hay cũng là ngày mà thể hiện sự tôn kính, kính trọng với tổ tiên và cầu siêu cho những linh hồn đang còn vất vưởng. Một trong những điều đó, văn khấn rằm tháng 7 là một phần không thể thiếu trong những dịp lễ cúng, giúp truyền tải những ước nguyện, lời cầu bình an và sự hưng thịnh đến với tổ tiên hay các đấng thần linh.
Vào ngày rằm tháng 7 cần làm gì?
Thực hiện nghi lễ đúng cách
Việc thờ cúng vào ngày này là điều không thể thiếu. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ về các đồ vật thờ cúng: hương, hoa, nước, rượu, bánh kẹo, hoa quả, và tiền vàng mã. Đặc biệt, văn khấn vào rằm tháng bảy cũng không thể thiếu (hãy xem văn khấn ngay bên dưới bài viết nhé).Cúng cô hồn
Chắc hẳn cúng cô hồn vào ngày rằm tháng 7 cũng đã quá không xa lạ gì với bạn rồi phải không nào? Vậy bạn có biết tại sao vào ngày này chúng ta phải cúng cô hồn không? Đây là lúc để cầu siêu cho những vong hồn lang thang, không nơi nương tựa. Khi cúng cô hồn, bạn cần bố trí lễ vật cúng cô hồn như:- Gạo, muối.
- Cháo loãng (có thể thay bằng cơm vắt).
- Bánh kẹo, hoa quả.
- Tiền vàng mã, quần áo giấy.
- Nước lọc, rượu.
- Đèn, nến, nhang.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Con lạy ngài Bản gia Thổ Địa, Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Ngài Táo Quân, Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền hậu Địa chủ tài thần.
Con lạy các vong linh vô danh, vô số, các cô hồn lang thang phiêu bạt khắp nơi không nơi nương tựa.
Hôm nay là ngày Rằm Tháng 7, nhân ngày xá tội vong nhân.
Chúng con thành tâm sắm sửa lễ bạc, bày ra trước án, cúng dâng các vong linh khuất mặt khuất mày, không nơi nương tựa.
Chúng con cúi xin các vị ngự về thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được mạnh khỏe, bình an, mọi sự như ý.
Cúi xin các ngài ngậm lộc thụ ân, phúc thọ dài lâu.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Lưu ý khi cúng cô hồn:
- Không mang các đồ vật cúng cô hồn vào trong nhà để tránh mang những điều xui xẻo.
- Nước và gạo muối phải được rải ngoài đường 4 phương 8 hướng và không nên giữ lại.
Thực hiện hành đồng lễ an
Tương truyền rằng, ngày này trong Phật Giáo kể về một Tôn giả Mục Kiều Liên, người đã cứu mẹ thoát khỏi cảnh địa ngục nhờ vào lòng hiếu thảo và sự tu hành đắc đạo của mình. Câu chuyện của ngài đã làm cảm động trời đất và người đời tưởng nhớ và được lấy làm ngày Lễ Vu Lan. Vì thế, vào ngày này, là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo thông qua việc làm phúc, giúp đỡ người nghèo khó, đặc biệt là những người già cả, neo đơn. Những hành động này sẽ góp phần tích đức và cũng giúp gia đình tránh khỏi những tai ương, rủi ro.Tránh sát sinh
Vào ngày này là thời điểm để mọi người tích đức, nên hạn chế sát sinh những sinh vật vô tội để mang lại những điều an lành cho bản thân và cả gia đình.Thăm mộ phần gia tiên
Vào ngày này, thường nhiều gia đình sẽ cùng nhau đến viếng thăm phần mộ tổ tiên và vệ sinh phần mộ. Điều này cho thấy hành động tôn kính và tưởng nhớ tổ tiên và những người đã khuất.Thả đèn hoa đăng
Đây là một dịp lễ phải nói là rất thiêng liêng và là một phong tục rất cần thiết. Thường mọi người sẽ cùng nhau thả chiếc đèn trôi sông cùng với đó là những lời cầu nguyện của mình đến các linh hồn còn vất vưởng sớm được siêu thoát.Những lưu ý vào ngày rằm tháng 7 mà bạn không thể bỏ qua
Thời điểm cúng
Thời điểm cúng tốt nhất vào ngay rằm tháng bảy là 15 âm lịch. Đặc biệt, với các lễ cúng tot63 tiên ên được thực hiện vào ban ngày, trước khi mặt trời lặn. Còn các lễ cúng cô hồn diễn ra vào khoảng chiều tối với khung giờ từ 17 giờ đến 19 giờ, vì đây là lúc thời gian mà vong linh được cho phép trở về dương gian.Tránh thời điểm cúng quá muộn
Theo quan niệm dương gian, nếu thời điểm chúng ta cúng quá muộn có thể dẫn đến gia đình bị ám khí xâm nhậm, gây bất lợi trong việc làm ăn kinh doanh cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe, tài vận của các thành viên trong gia đình.Chuẩn bị các lễ vật cúng đầy đủ
- Lệ vật thờ cúng đối với tổ tiên: hương, đèn, hoa quả, trà rượu, mâm cơm chay hoặc mặn tùy theo phong tục của gia đình. Mâm cúng phải diễn ra sạch sẽ, trang trọng để thể hiện lòng tôn kính của mình với gia tiên.
- Lễ vật cúng cô hồn: cháo loãng, gạo, muối, bánh kẹo, hoa quả, tiền vàng mã, nước uống, và quần áo giấy.
Tránh các điều kiêng kỵ vào rằm tháng bảy
- Không nên gọi tên nhau trong lúc cúng: Vì theo quan niệm dân gian, việc gọi tên có thể khiến các vong linh chú ý và theo đuổi người được gọi tên.
- Tránh mở cửa suốt đêm: Sau khi cúng xong, đặc biệt là cúng cô hồn, nên đóng cửa nhà ngay để tránh việc các vong linh lang thang vào nhà.
- Không để trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai tham gia lễ cúng cô hồn: Vì những người này có thể dễ bị ảnh hưởng bởi âm khí, dẫn đến tình trạng sức khỏe không tốt.